Ông tổ ngành Y Dược Việt Nam là ai? Tiểu sử và thành tựu nổi bật
Lượt xem: 5.402 Ngày đăng: 22/11/2023
Sự phát triển của ngành Y Dược nước ta là thành tựu của hàng ngàn năm, là những kinh nghiệm quý báu mà cha ông ta đã để lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về ông tổ ngành Y Dược Việt Nam, người đã đặt nền móng cho sự phát triển của ngành ở nước ta. Hãy cùng tìm hiểu ông là ai cũng như tiểu sử và thành tựu nổi bật xuyên suốt cuộc đời của ông.
Mục lục
1. Ông tổ ngành Y Dược Việt Nam là ai?
Ông tổ ngành Y Dược Việt Nam là Đại Danh Y Thiền sư Tuệ Tĩnh – Người được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tên đầy đủ của ông là Nguyễn Bá Tĩnh, trong tiếng Hán là 慧靜禪師, tự Linh Đàm, hiệu là Tráng Tử Vô Dật hay Hồng Nghĩa. Theo ghi chép, ông sống ở giai đoạn cuối thời Trần, khoảng 1330-1400.
Quê ông tại làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Hiện nay ở Hải Dương vẫn còn đền thờ của ông tại chùa Giám, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
2. Tiểu sử về cuộc đời của ông tổ ngành Dược Việt Nam
Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội đã tổng hợp chi tiết về tiểu sử của Đại Danh Y Tuệ Tĩnh theo các mốc thời gian để bạn đọc dễ dàng theo dõi.
- Ông sinh ra trong một gia đình bần nông vào cuối triều nhà Trần (1330) có cha là Nguyễn Công Vỹ, mẹ là Hoàng Thị Ngọc.
- Đến năm 6 tuổi, Nguyễn Bá Tĩnh mồ côi cha mẹ và được các nhà sư chùa Hải Triều nuôi cho ăn học.
- Năm 10 tuổi, sư cụ chùa Giao Thủy đưa ông về cho tiếp tục ăn học. Lúc này, ông được gọi là Tiểu Huệ, sau lấy giáp hiệu là Huệ Tĩnh (Tuệ Tĩnh).
- Năm 22 tuổi, ông tổ ngành Dược Việt Nam đỗ Thái học sinh dưới thời vua Trần Dụ Tông. Tuy nhiên, ông không làm quan mà ở lại chùa Nghiêm Quang tu lấy pháp.
- Tuệ Tĩnh dành thời gian tu bổ chùa, chuyên tâm nghiên cứu Y học giáo lý cũng như giảng dạy Y học, chữa bệnh làm phúc. Đến năm 1374, ông tiếp tục đậu đệ nhị giáp Tiến Sĩ tức Hoàng Giáp và mở hiệu thuốc “Hồng Nghĩa” ngay tại quê hương.
- Năm 1385, Tuệ Tĩnh bị cống sang sứ nhà Minh bởi vốn trí tuệ uyên bác trong ngành Y thuật của mình. Ông mất ngay bên đất Bắc (Giang Nam, Trung Quốc) nhưng chưa rõ năm nào (khoảng 1400). Bia mộ của ông vẫn còn khắc dòng chữ “Ai về nước Nam cho tôi về với”.
- Khoảng 300 năm sau (1690), Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho được vua sai đi sứ để viếng mộ và đón ông về nước
- Năm 1695, Nguyễn Danh Nho cùng dân làng Nghĩa Phú đã dựng đền thờ cho Đại thiền sư Tuệ Tĩnh tại quê nhà để ghi nhớ những đóng góp và hy sinh của ông.
3. Những thành tựu Y học và Văn hóa của Danh Y Tuệ Tĩnh
Trong suốt cuộc đời của mình, ông tổ ngành Dược Đại Danh y Tuệ Tĩnh đã để lại rất nhiều thành tựu đáng quý, đặc biệt là trong lĩnh vực Y học và Văn hóa. Dưới đây là những thành tựu tiêu biểu đã được Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tổng hợp lại.
3.1 Thành tựu Y học dưới vai trò một người thầy thuốc
Từ bao đời nay, nhân dân và ngành Y Dược Việt Nam đều công nhận những công lao to lớn của Tuệ Tĩnh trong việc xây dựng quan điểm y học độc lập, tự chủ. Một số thành tựu, quan điểm và hành động trong lĩnh vực Y tế của ông có thể kể đến như:
- Trong những năm tháng ở quê nhà, nghề thuốc được ông chú trọng với nhiều hoạt động như trồng cây thuốc, tích cóp kinh nghiệm khám chữa bệnh, huấn luyện tông đồ.
- Không dập khuôn theo những thế hệ đi trước, xếp cây cỏ trước tiên thay vì đưa Ngũ hành lên đầu.
- Quan điểm “Nam Dược trị Nam nhân” thể hiện sự mật thiết giữa con người và môi trường sống.
- Phê phán tư tưởng dị đoan của những cá nhân chỉ tin vào phù chú.
- Đưa ra nhiều phương pháp chữa bệnh như châm cứu, chườm, bóp, xoa, hơ, xông,…
- Những bộ sách giá trị như Nam dược thần hiệu với 10 khoa, Hồng Nghĩa giác tư y thư (2 quyển), Phú thuốc Nam, tổng hợp 182 chứng bệnh chữa bằng 3873 vị thuốc,…
- Tập hợp bài thuốc chữa bệnh cho gia súc, đặt cơ sở cho ngành Thú y tại Việt Nam.
Xem thêm: Tỷ lệ thất nghiệp ngành Dược
Mục tiêu nghề nghiệp ngành Dược
Xuyên suốt cuộc đời của ông là những đóng góp to lớn, là Y đức, Y đạo, Y tài và là tấm gương sáng cho những cá nhân hành nghề Y Dược noi theo. Vì vậy, thật là không ngoa khi nói ông là ông tổ ngành Dược tại Việt Nam.
3.2 Nhà văn với nhiều đóng góp to lớn
Bên cạnh là một lương y và một Đại thiền sư vĩ đại thì Tuệ Tĩnh còn xứng đáng được gọi là một nhà văn của nước ta. Để giải thích cho điều này, ta có thể thấy rất nhiều tác phẩm của ông được viết bằng chữ Nôm. Tiêu biểu nhất có thể kể đến bộ Hồng nghĩa giác Y thư, 500 vị thuốc Nam hay Phú thuốc Nam 630 vị.
Vào thời điểm ông viết ra những bộ sách này, chữ Hán đang vô cùng sùng thịnh còn như Nôm thì bị xem là “nôm na mách qué”. Vậy mà những bản thảo, ghi chép của ông vẫn được sử dụng những ngôn ngữ thuần Việt, giản dị và đi sâu vào lòng người đọc. Chính vì vậy mà những tác phẩm này vẫn được lưu trữ và bảo tồn đến tận bây giờ.
Dưới đây là một vài dẫn chứng cụ thể:
*Liên tử
Liên Tử danh hô hiệu hột sen,
Cam bình vô độc khả diên niên.
Bổ trung tích khí, an tâm vị,
Chỉ lỵ, thu tinh, giải nhiệt phiền.
*Thang Xung hòa khương hoạt
Chữa xuân hè thu tiết phát đau
Ba đông xung đột bấy lâu
Khí nhiều sức mạnh chẳng âu việc vàn
Sang xuân phát bệnh chẳng an
Bởi xưa mao thuở đông hàn thiên phong
Nhức đầu rét dữ thiên ban
Mồ hôi không có hợp tan mà dùng.
*Thiên hoa phấn
Thiên hoa phấn hiệu củ dưa trời,
Hàn, khô, vị cam, khí vị giai.
Chỉ khát bổ hư, thanh nhiệt táo,
Ung thư, hoàng đản cấp đầu lai.
Xem thêm: Ngành Dược nên du học nước nào
4. Tự hào ngôi trường Y Dược chính thống Thủ Đô mang tên Đại Danh Y Tuệ Tĩnh
Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tự hào là ngôi trường Y Dược chính thống Thủ Đô mang tên Đại Danh Y Tuệ Tĩnh. Với 30 năm hình thành và phát triển, nhà trường đã đào tạo thành công hàng ngàn Y bác sĩ đang ngày đêm đóng góp cho nền Y học nước nhà. Dưới đây là những ưu thế tuyệt vời khi thí sinh lựa chọn ngôi trường này.
4.1 Tuyển sinh đa dạng các ngành Y Dược bằng kết quả học bạ
Đáp ứng nhu cầu xét tuyển khối ngành Y Dược, nhà trường lựa chọn phương thức xét tuyển chính dựa trên kết quả học bạ của thí sinh. Nhờ sự linh hoạt trong khối ngành xét tuyển, thí sinh có thể tự tin lựa chọn tổ hợp môn mà bản thân mong muốn. Dưới đây là các môn thi thí sinh có thể xét tuyển.
- Toán học
- Ngữ văn
- Vật lý
- Sinh học
- Hoá học
- Ngoại ngữ.
Điểm xét tuyển sẽ là tổng điểm 3 môn thí sinh lựa chọn trong 6 môn trên. Ví dụ nếu điểm xét tuyển học bạ ngành Y Dược lần lượt là Ngữ văn 7 điểm, Sinh học 6 điểm, Hoá học 6 điểm thì điểm xét tuyển là 7+6+7=20 điểm. Với mức điểm này, thí sinh sẽ chính thức được tuyển thẳng và trở thành sinh viên tại ngôi trường Y Dược chính thống Thủ Đô.
4.2 Đảm bảo về chất lượng giảng dạy và đào tạo
Là ngôi trường mang tên ông tổ ngành Dược Đại Thiền sư Tuệ Tĩnh, chất lượng giảng dạy và đào tạo tại trường được đầu tư vô cùng kỹ lưỡng. Hiện nay, 95% cá nhân trong đội ngũ giảng viên đang công tác tại trường đều có trình độ Đại học trở lên. Bên cạnh đó, trường còn có 12 Tiến sĩ, Dược sĩ CKII,… hiện đang công tác tại trường.
Vì vậy, thí sinh hoàn toàn yên tâm về chất lượng giảng dạy và đào tạo tại Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội. Các thầy cô với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ tạo cho sinh viên một bầu không khí học tập vừa sôi nổi, năng động và không kém phần chuyên nghiệp.
4.3 Cơ sở vật chất được đầu tư kỹ lưỡng
Cơ sở vật chất là một điểm cộng vô cùng lớn khi thí sinh lựa chọn Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội. Trường là một trong số ít các cơ sở đảm bảo đầy đủ các phòng chức năng, phòng thí nghiệm Y Dược phục vụ công tác giảng dạy và học tập cho sinh viên. Đây là môi trường rất tuyệt vời để thí sinh có thể theo đuổi niềm đam mê Y Dược của mình.
Với những đóng góp tiêu biểu và cống hiến vĩ đại cho nền Y học nước nhà, Đại Danh Y Tuệ Tĩnh hoàn toàn xứng đáng với danh ông tổ ngành Y Dược Việt Nam. Hy vọng với những thông tin đã cung cấp, bạn đọc sẽ hiểu rõ về cuộc đời cũng như thành tự của ông. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết trên từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http://tuetinh.edu.vn/
http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi